May 5, 2024, 11:23 am

Triển lãm “Tay níu thời gian” tưởng nhớ hoạ sĩ Bửu Chỉ

Khai mạc, lúc 18h30 ngày 11/12/2022 và kéo dài đến hết ngày 04/1/2023 tại REI Artspace (371/4 Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM), triển lãm “Tay níu thời gian” có tính cách hồi cố, tưởng nhớ 20 năm ngày mất của họa sĩ Bửu Chỉ (14/12/2002 -14/12/2022). 

Có thể bạn quan tâm: 

Triển lãm do REI Artspace chủ trương thực hiện, giới thiệu bộ sưu tập riêng và một số tác phẩm được mượn lại từ các nhà sưu tập khác, ví dụ gia đình nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Chí Sơn (1957 - 2020). Nhiều tác phẩm lần đầu bước ra từ các bộ sưu tập này, hoặc chưa được Bửu Chỉ đặt tên, nên REI Artspace chủ động đặt tên để tạm nhận diện.

 

Khỏa
 

Hơn 30 họa phẩm của họa sĩ Bửu Chỉ được sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu trên giấy, canvas, vải bố, bột giấy trên vóc… sẽ được trưng bày.

 

Ngoài các tác phẩm và câu chuyện hội họa của Bửu Chỉ, triển lãm cũng giới thiệu đến công chúng cuốn sách nghệ thuật cùng tên Tay níu thời gian, phiên bản giới hạn, gồm tiểu sử của Bửu Chỉ, các tác phẩm và các bài viết về ông. Cuốn sách một phần nào đó giúp cho độc giả - đặc biệt giới trẻ - bước sâu hơn vào cuộc đời, các mối quan hệ cũng như là phong cách, nguồn cảm hứng sáng tác của ông.

 

Bửu
 

Nhà sưu tập Đỗ Viết Tuấn (một đại diện của REI Artspace) cho biết: “Chúng tôi là những hậu bối, bước vào làng mỹ thuật khi Bửu Chỉ đã rời xa nhân thế từ lâu, nên triển lãm Tay níu thời gian được thực hiện với lòng ngưỡng vọng một tài năng, một cá tính riêng. Những vụng về, thiếu sót trong việc thực hiện chắc chắn sẽ có, nhưng hãy vì tình yêu mến dành cho Bửu Chỉ mà chỉ bảo, lượng thứ cho chúng tôi. Điều tuyệt vời nhất của Tay níu thời gian là toàn bộ tác phẩm đã có một hành trình minh bạch, từng thuộc sở hữu của những bộ sưu tập uy tín, nên sẽ là dịp để công chúng chiêm ngưỡng”.   

 

Cuối thập niên 1960 đầu 1970, khi đang là sinh viên trường luật ở Huế, Bửu Chỉ đã rất say mê hội họa và đã rất nhiệt tình trong các phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế và Sài Gòn. Dùng tranh, đặc biệt là biếm họa, để tuyên truyền, đấu tranh.

 

Bức
 

Trong một bài phỏng vấn, Bửu Chỉ chia sẻ: “Nói rằng tôi chưa đến một trường mỹ thuật nào thì đúng hơn. Còn học vẽ thì phải học cả đời. Nhất là đối với một người tự học như tôi. Tôi đam mê hội họa từ nhỏ và ráo riết làm việc với nó cho đến nay, và dĩ nhiên là suốt cả đời tôi”. 

 

Ông cũng từng cho biết: “Như tôi đã nói ở trên, đối với một họa sĩ tự học, mọi người đi trước không kể trong nước hay ngoài nước và không kể thời đại nào đều là thầy của tôi. Nhưng tôi phải luôn luôn tự thấy rõ ràng rằng vấn đề then chốt là chính tôi mới là chủ thể chính yếu, và quan trọng trong sáng tạo của tôi.

 

Thiếu
 

Và cũng từ suy nghĩ như vậy tôi có thể nói rằng tôi có riêng xu hướng nghệ thuật của mình. Xu hướng hay trường phái là quan niệm là chủ trương của một họa sĩ, hoặc một nhóm họa sĩ này đối với một hoặc một nhóm họa sĩ khác trong vấn đề sáng tạo. Khát vọng sáng tạo là khát vọng hướng về chân, thiện, mỹ; mà đã nói khát vọng là không bao giờ có cái cùng cả. Nếu có cái cùng thì nghệ thuật sẽ chết. Như vậy theo một người khác thì mình chẳng theo được gì cả”.

Phương Nam/Theo Văn Nghệ


Có thể bạn quan tâm