May 7, 2024, 11:20 pm

Khánh thành Nhà hát Hồ Gươm với những đêm hoà nhạc đặc sắc

3 đêm diễn liên tục tại Nhà hát Hồ Gươm để mở màn cho một nhà hát đẹp và hiện đại nhất tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện vĩ đại trong lịch sử văn hoá của Việt Nam. Trong hơn 1 thế kỷ, chưa có một công trình văn hoá nghệ thuật nào có có tầm cỡ được xây dựng tại Việt Nam. Và bây giờ là Nhà hát Hồ Gươm được khai trương chính thức đưa vào hoạt động. 

Có thể bạn quan tâm: 

Nhà hát là nơi thể hiện và phát triển văn hóa của một quốc gia, đây không chỉ là một nơi giải trí mà còn là một địa điểm biểu diễn nghệ thuật để tạo ra các cơ hội cho việc phát triển lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc và di sản văn hoá. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật như opera, ballet, nhạc kịch, hoà nhạc các chương trình văn hoá khác nhau giúp duy trì và thúc đẩy sự đa dạng văn hoá trong xã hội.

 

FILE-67038.jpg/
 

Nhà hát tạo ra môi trường để nghệ sĩ có cơ hội thể hiện tài năng và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển cá nhân nghệ sĩ mà còn đóng góp vào sự phong phú hóa nghệ thuật trong xã hội, tạo ra được các tác phẩm và nghệ sĩ lớn. Nhà hát là nơi truyền cảm hứng và niềm đam mê cho các thế hệ tương lai. Những trải nghiệm tại nhà hát có thể khơi dậy sự yêu thích và đam mê về nghệ thuật ở những người trẻ, dẫn đến việc duy trì và phát triển nguồn lực nghệ thuật trong tương lai.

 

FILE-67083.jpg/
 

Không chỉ vậy, nhà hát còn đóng góp cho việc phát triển kinh tế. Xây dựng và hoạt động của một nhà hát tạo ra cơ hội việc làm cho các ngành như nghệ thuật biểu diễn, kỹ thuật âm nhạc, quản lý sự kiện và các dịch vụ liên quan. Những sự kiện tại nhà hát cũng có thể thu hút du khách, thúc đẩy ngành du lịch và kinh tế địa phương. Và một nhà hát có chất lượng tốt như Nhà hát Hồ Gươm sẽ đủ sức thu hút các nghệ sĩ tầm cỡ trên thế giới về biểu diễn.

 

FILE-67179.jpg/
 

Ba đêm diễn nghệ thuật với chương trình đa dạng, phong phú thể loại của 3 dàn nhạc lớn nhất Việt Nam cũng giúp chúng ta cùng nhìn lại một chặng đường phát triển văn hoá đã qua. Đêm diễn đầu tiên của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, một dàn nhạc lâu đời nhất ở Việt Nam với các nhạc công đã gắn bó dàn nhạc trong một thời gian lâu năm. Dàn nhạc đã thể hiện một phong cách mang đậm tính truyền thống, lối chơi an toàn, chắc chắn với những ca khúc kinh điển của thời kỳ Cách mạng.

 

Dàn nhạc còn biểu diễn thêm 2 tác phẩm cổ điển với nhạc cụ độc tấu yêu cầu kỹ thuật điêu luyện và cách thể hiện tinh tế của Saint-Saëns và Chopin. Hai nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam hiện nay là Bùi Công Duy và Nguyễn Việt Trung đã chinh phục khán giả bằng tài nghệ của mình.

 

FILE-68683.jpg/
 

Trong đêm diễn đầu tiên hệ thống âm thanh vẫn đang tinh chỉnh nên phần âm thanh tần số thấp chưa được tối ưu lắm cho một số nhạc cụ. Nhìn tinh thần biểu diễn của các nghệ sĩ, khán giả có thể thấy được sự đam mê, nhiệt huyết với nghề. Mặc dù chế độ ưu đãi đối với các nghệ sĩ nhà nước chưa được như kỳ vọng nhưng với lòng yêu nghề, các nghệ sĩ vẫn cùng nhau xây dựng và duy trì dàn nhạc giao hưởng đến tận bây giờ.


Đêm diễn thứ hai là một bữa tiệc âm nhạc cổ điển thịnh soạn với các trích đoạn opera nổi tiếng và bản giao hưởng Định mệnh bất hủ của Beethoven. Đêm diễn này âm thanh đã được tối ưu và cải thiện, âm thanh của dàn nhạc nghe vang và tự nhiên giúp cuốn hút được khán giả trong suốt buổi hoà nhạc.

 

FILE-68565.jpg/
 

Dàn nhạc Sun Symphony là dàn nhạc giao hưởng tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Sự ra đời của dàn nhạc thổi một làn gió mới vào đời sống nghệ thuật của thủ đô Hà Nội với một phong cách biểu diễn hiện đại, trẻ trung và sôi nổi của các nhạc công có chất lượng cao trên khắp thế giới. Tuy nhiên với mức độ đầu tư lớn của tập đoàn trong suốt 5 năm thì dàn nhạc lại không có được nhiều buổi biểu diễn so với kỳ vọng của các khán giả yêu nhạc. Hi vọng với một nhà hát mới và hiện đại thì dàn nhạc sẽ có thêm nhiều buổi biểu diễn hơn nữa cho khán giả để tương xứng với mức độ được đầu tư.


Đêm diễn thứ ba là của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia (HVANQG) là đơn vị dàn nhạc duy nhất tham gia biểu diễn với 100% nghệ sĩ biểu diễn là người Việt Nam, với điểm nhấn là màn trình diễn xuất sắc của NSƯT Bùi Công Duy cùng sự dẫn dắt hiệu quả của Nhạc trưởng Trần Nhật Minh.

 

FILE-67604.jpg/
 

HVANQG là nơi đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của nền âm nhạc Việt Nam. Rất nhiều thành viên trong cả 2 dàn nhạc Quốc gia Việt Nam và Sun Symphony đều được đào tạo tại đây. Học viện âm nhạc cũng rất nỗ lực phát triển nhiều hướng đa dạng như khôi phục lại dàn nhạc trẻ để các bạn sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm sân khấu, xây dựng nhiều chương trình đa dạng, tổ chức các trại hè. Nhiều khán giả cũng nhận thấy trên sân khấu là những gương mặt rất trẻ biểu diễn chững chạc cũng các nghệ sĩ là giảng viên lâu năm, chơi các tác phẩm đa dạng từ âm nhạc baroque đến thế kỷ 20.

 

FILE-68613.jpg/
 

Nhìn vào phong cách biểu diễn đầy trẻ trung trong một nhà hát mới hiện đại, chúng ta có thể tự tin kỳ vọng vào sự phát triển nghệ thuật cùng với những lớp nghệ sĩ mới đầy triển vọng của Học viện âm nhạc quốc gia.

Phương Nam/Theo Văn Nghệ


Có thể bạn quan tâm