March 29, 2024, 5:03 pm

Ung thư phổi - Không chỉ tại thuốc lá

Nhiều người vẫn nghĩ ung thư phổi bắt nguồn từ việc hút thuốc lá tuy nhiên thực tế không chỉ có vậy.

 

       Có thể bạn quan tâm:

 

Mấy ngày vừa qua, bệnh tình của nữ diễn viên Mai Phương khiến nhiều người vô cùng ngỡ ngàng và xót xa. Tuy nhiên, điều khiến người ta khó hiểu nhất chính là, tại sao một phụ nữ chưa bao giờ cầm điếu thuốc lại bị ung thư phổi? Bệnh ung thư này chỉ xảy ra với cánh đàn ông, vậy tại sao một nữ diễn viên không hề hút thuốc lại mắc bệnh? Khá nhiều câu hỏi được đặt ra nhằm thể hiện sự khó hiểu của dư luận về căn bệnh quái ác này. Vậy có đúng là ung thư phổi chỉ do hút thuốc lá?

 

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất trong họ ung thư

 

Chúng ta thường nói ung thư gan, ung thư vú, ung thư máu là những căn bệnh chết người. Tuy nhiên, trong thực tế ung thư phổi mới là chứng bệnh có tỷ lệ người tử vong cao nhất thế giới. Theo một số nghiên cứu và công bố rộng rãi, trên thế giới hiện nay có khoảng 1,8 triệu người mắc mới ung thư phổi mỗi năm, trong đó 1,6 triệu người tử vong, tương đương mỗi phút trôi qua có 3 người chết vì căn bệnh này. Con số này nhiều hơn tổng số tử vong 3 loại ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng.

 

ung-thu-phoi.jpg/
Ung thư phổi được xếp vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất trong "họ" ung thư

 

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Đây là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới. Ở nữ, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú, dạ dày. Qua các năm, tỷ lệ bệnh nhân nam mắc ung thư phổi tại Việt Nam đều tăng, năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Ước tính đến năm 2020, số mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới tại Việt Nam là hơn 34.000 người mỗi năm.

 

Những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

 

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh, ung thư phổi được bắt nguồn từ việc hút và ngửi khói thuốc lá. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh quái ác này. Trong khói thuốc lá có những hoạt chất gây biến đổi tế bào khá phổ biến. Hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Dần dần, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển lên thành ung thư. Khói thuốc khi xâm nhập vào phổi sẽ phát tán ra các loại chất gây ung thư khá cao.

 

1-152974013099217748631.jpg/
Thực tế thuốc lá cũng chỉ là một phần nguyên nhân thôi nhé 

 

Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ ung thư phổi thì lại đổ cho thuốc lá đâu nhé. Trên thực tế, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng ung thư phổi còn bắt nguồn từ việc bạn làm việc trong môi trường hóa chất độc hại như khai thác khoáng sản, nghiên cứu hóa học, làm việc trong môi trường nhiều khó bụi như lò than, củi, rèn, nấu bếp... những người có công việc phải tiếp xúc trực tiếp trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc phải bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.

 

57071.jpg/
Môi trường làm việc nhiều hóa chất, chất độc hại cũng đe dọa lá phổi

 

Đặc biệt, sở dĩ căn bệnh này ngày càng gia tăng bất chấp độ tuổi, giới tính chính là vì môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Điều này xảy ra mỗi ngày nhưng ít ai quan tâm đến vì nó thuộc về vấn đề vĩ mô, toàn cầu. Nhiều tạp chí sức khỏe trên thế giới đã cảnh báo, bầu không khí bị ô nhiễm cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi.

 

Đặc biệt, nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khí radon, amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, hay quá trình luyện thép, ni-ken, crôm, khí than... thì càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Chính khói bụi, khí thải công nghiệp, mùi hôi bẩn tại các bãi rác, khu xả thải cũng là nguyên nhân lớn khiến các tế bào ung thư xâm nhập và tàn phá lá phổi.

 

photo-4-1534674934857793646551.jpg/
 
001_RTX14IAX.jpg/
Không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân khá lớn dẫn đến bệnh ung thư phổi

 

Thêm một nguyên nhân nữa chắc chắn phải có chính là yếu tố di truyền. Di truyền là một trong những nguyên nhân phụ không thể nào thiếu đối với các căn bệnh ung thư nói chung. Vì thế, nếu gia đình bạn đã từng hoặc có người đang bị bệnh ung thư phổi (và các loại ung thư khác) thì nhớ nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn vì bệnh này nếu phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi sẽ càng cao.

 

Nguyên nhân cuối cùng có thể khiến tế bào ung thư phổi bộc phát chính là các căn bệnh mãn tính về phổi như viêm phổi, ho, nấm phổi... những căn bệnh này ban đầu chỉ là những căn bệnh lành tính, có thể chữa khỏi và không bị xếp vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, theo thời gian chúng có thể trở nặng và phát triển thành các tế bào ung thư, trở thành ung thư phổi khi nào bạn cũng không biết được đâu.

 

Làm sao để nhận biết dấu hiểu của ung thư phổi

 

Đối với tất cả các loại ung thư, mọi dấu hiệu nhận biết đều rất khó. Thường bệnh sẽ không có dấu hiệu cụ thể trong giai đoạn một mà chỉ thật sự được phát hiện vào giai đoạn hai hoặc ba - khi mà cơ hội cứu chữa rất khó. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng/nhiều đờm, có khi có bội nhiễm. 

 

Nhung-thu-pham-giau-mat-gay-ung-thu-phoi-phoi-1534728577-819-width600height450.jpg/
 

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc vận động liên tục. Ngoài ra, 40-60% người bệnh bị đau ngực. Ngoài ra, cũng giống lao phổi ung thư phổi sẽ khiến người bệnh sụt cân, mệt mỏi, khó thở. Vì thế, đối với bất cứ biểu hiện khác thường nào ở phổi khiến bạn khó chịu và diễn ra trong một thời gian dài thì cần phải đi kiểm tra ngay để đề phòng hoặc có hướng điều trị kịp thời nhất.

 

1516586292-861-151658614199405-thumbnail.jpg/
Giai đoạn một là thời điểm thích hợp nhất để điều trị chứng bệnh này vì thế hãy thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện bệnh nếu có 

 

Làm gì để tránh ung thư phổi

 

Thật ra, để nói tránh hoàn toàn căn bệnh này là điều không thể vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố vi mô lẫn vĩ mô. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa bạn cần đảm bảo các nguyên tắc sống lành mạnh, không khói thuốc lá và tránh các vùng ô nhiễm, đeo khẩu trang và thanh lọc khí thường xuyên tại nhà. Hạn chế tiếp xúc với những môi trường làm việc độc hại với những chất hóa học nguy hiểm.

 

tap-the-duc-vao-thoi-diem-nao-thi-tot-cho-suc-khoe1.jpg/
 
xet-nghiem-chan-doan-ung-thu-phoi-2.jpg/
Lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ là một số cách để hạn chế căn bệnh nguy hiểm này 

 

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo mỗi năm bạn nên khám định kỳ và kiểm tra ung thư hai lần. Điều này giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh ung thư khi còn ở giai đoạn một để việc điều trị trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Thực hiện một lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.

 

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên của lá phổi bằng các phương pháp chụp ảnh quang học hay siêu âm để sớm phát hiện những điều bất thường. Đây là điều kiện đầu tiên để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và hủy hoại mạng sống của bạn.

 

Vương Huy Khôi/ Theo Văn Nghệ 


Có thể bạn quan tâm