April 27, 2024, 12:14 am

“OMOM” ứng dụng công nghệ Blockchain hy vọng thay đổi diện mạo kinh tế vùng Mekong

Sáng ngày 11/10 tại TP. Hồ chí Minh đã diễn ra buổi lễ công bố dự án kinh tế One Mekong One Meal (OMOM) của hai tiến sĩ Việt Nam Võ Xuân Trường và Trần Công Đoàn.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Sáng kiến này được khởi sướng bởi Ông Võ Xuân Trường, Nhà sáng lập Mạng xã hội MEKOLOR và Tiến sĩ Trần Công Đoàn, CEO Nhà Ấm Group.

 

Bước đầu của cách mạng “OMOM” là tập trung xây dựng nền tảng công dân số (Digital Citizen), kết nối số (Digital Connecting Network), Tài sản số (Digital Asset), Y tế số thông minh (Digital smart health Care) và Digital Smart Contracts để tạo thành một nền tảng mạng xã hội số thông minh (Smart digital society network Platform).

 

Đây là nền tảng để áp dụng vận hành liên kết hợp tác kinh tế cho các doanh nghiệp tại khu vực Mekong thành những tập toàn kinh tế lớn trong việc tận dụng tối đa sức mạnh của nền kinh tế chia sẻ và công nghệ phân phối sổ cái minh bạch Blockchain Smart Contract để thực hiện các chuỗi giá trị liên kết và chia sẻ cảc giá trị thặng dư đồng đều cho các thành tố tham gia. Các thành tố tham gia xây dựng chuỗi giá trị MEAN bao gồm chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các sáng kiến hợp tác kinh tế và các nguồn tài nguyên của khu vực.

 

Team
 

Tiếp theo, Cách mạng “OMOM” sẽ hướng đến tập trung vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp đầu tư tại từng khu vực và ngành cụ thể, trong đó tập trung vào các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, giao thông, hạ tầng, bất động sản, du lịch, nguồn nhân lực, y tế, tài chính, thương mại, nông nghiệp, logistics, kỹ thuật,…

 

Nguồn tài chính của sáng kiến vào khoảng 100 tỷ USD thông qua việc huy động trái phiếu doanh nghiệp và đối ứng vốn của Worldbank; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); các tổ chức ngân hàng trong và ngoài khu vực; Các tổ chức kinh tế trong và ngoài khu vực, Các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực, Tổ chức sông ngòi quốc tế (International River); Ủy ban sông Mekong MRC và các tổ chức phi chính phủ khác. Nền tảng vận hành trái phiếu này sẽ áp dụng công nghệ Blockchain MEAL. Một giao thức Blockchain riêng xây dựng cho sáng kiến với tính cải thiện về tốc độ xử lý, tính an toàn, dễ dàng tích hợp và dễ tích hợp mở rộng các dự án khác.

 

DR
Tiến sĩ Võ Xuân Trường, một torng những người sáng lập OMOM

 

MEAL (Bữa ăn) là từ viết tắt cho MEKONG ECONOMY AREA LEDGER (Sổ cái của vùng kinh tế Mekong) khi xét trên góc nhìn khu vực hoặc My Ecosystem Asset Ledger (Sổ cái tài sản hệ sinh thái của tôi) khi xét ở góc độ cá nhân là một Blockchain thế hệ thứ 3. Nó là nền tảng cơ bản, đơn giản các hợp đồng mã hóa thông minh Blockchain (Smart Contract Blockchain) để dùng vào việc số hóa hàng loạt các thỏa thuận hợp tác các chuỗi giá trị (The Value Chain Agreement) cho mạng lưới kết nối vùng kinh tế Mekong ). Nó bao gồm các lĩnh lực như sau: Đội ngũ lãnh đạo, nhân lực, Logistic, giao thông, nông nghiệp, nguồn nước, thuế quan,..

 

MEAL được xem như một khu vực trú ẩn an toàn cho các đầu tư tài chính đối với các cam kết hợp tác xây dựng chuỗi giá trị của các thành viên tham gia trong khối, các cam kết giữa MEAN (MEKONG ECONOMY AREA NETWORK).

 

MEAL được xem như một sổ cái ghi nhận công khai không thể sửa đổi cho các giá trị tạo ra của các cam kết nội & ngoại của MEAN. Giá trị của MEAL là là ánh xạ giá trị của giá trị kinh tế của MEAN.

 

Picture1
 

Cách mạng “OMOM” được nhóm chọn là khu vực ứng dụng triển khai đầu tiên trước khi mở rộng ra toàn cầu vì: Tầm quan trọng của khu vực kinh tế khu vực Mekong, một khu vực kinh tế đặc biệt được hình thành theo trục kinh tuyến và có vị thế địa chính trị là trung tâm của các nền kinh tế hay các mô hình hợp tác kinh tế lớn của thế giới; Nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú của Mekong và các quốc gia dọc theo Mekong như dân số, khoáng sản, thủy - hải sản, phong cảnh,…; Sự ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 như IOT, Blockchain, mạng xã hội xuyên biên giới, mạng thương mại điện tử xuyên biên giới; Xu thế toàn cầu hóa và đa phương cho các mô hình hợp tác từ dân sự, kinh tế đến chính trị; Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2010, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Trung – Mỹ và nguy cơ của bóng ma khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp theo. Và các lợi thế của các mô hình hợp tác kinh tế toàn cầu mà Việt Nam và các nước trong khu vực Mekong tham gia như Asian, APEC, WTO, CP- TPP, One Belt – One Road, AFTA..

 

Xim La/Theo Văn Nghệ


Có thể bạn quan tâm