May 10, 2024, 2:06 am

Nghệ sỹ có cần yêu công chúng?

Nên hay không yêu công chúng đang là một đề tài gây tranh cãi trước lời khuyên "không nên yêu công chúng" của nhạc sỹ Tiên Cookie.

Có thể bạn quan tâm:

 

Sau ánh hào quang của nghệ sỹ, là ai?

 

“Nghệ sỹ” là cụm từ chỉ những người chuyên hoạt động trong một bộ môn nghệ thuật. Trước đây, khi nhắc đến hai từ “nghệ sỹ” thì người ta thường liên tưởng đến những người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội. Thế nhưng ngày nay, với sự phát triển đa dạng của xã hội, cùng với nhu cầu giải trí cao của con người, cụm từ “nghệ sỹ” khi nhắc đến thường là diễn viên, ca sỹ và cả nhạc sỹ.

 

1
 

Mỗi nghệ sỹ khi bước vào nghề, ngoài tài năng vốn có hoặc ngoại hình và nhiều yếu tố khác để tạo nên thành công hoặc tên tuổi thì điều đặc biệt nhất không thể thiếu đó là “công chúng”. Sau ánh hào quang của mỗi nghệ sỹ, nếu như không có sự ủng hộ của công chúng, thì tên tuổi cũng sẽ không được lan tỏa dù cho một sản phẩm có được đầu tư kĩ lưỡng hay đắt tiền đến đâu.

 

Thử hỏi, nếu như người nghệ sỹ ấy chỉ chăm chuốt một sản phẩm mà không nhìn vào thị hiếu của khán giả đang cần và muốn gì thì có lẽ, khi “đứa con tinh thần” ấy ra mắt chỉ có nghệ sỹ và ekip cùng nhau ngồi xem mà thôi! Chính vì vậy, “công chúng” là nhân tố vô cùng quan trọng để tạo nên sự thành công của mỗi nghệ sỹ.

 

Tại sao hai tiếng “công chúng” lại quan trọng với nghệ sỹ?

 

Công chúng là người lựa chọn và quyết định sự tồn tại, phát triển của thị trường âm nhạc cũng như những yếu tố nghệ thuật khác. Mối quan hệ giữa nghệ sỹ và khán giả cũng giống như một doanh nghiệp với khách hàng của họ và câu nói mà mỗi người kinh doanh luôn phải tâm niệm “Khách hàng là thượng đế".

 

Với một xã hội cạnh tranh nhau như hiện nay, thì mỗi người nghệ sỹ luôn đặt “công chúng” lên là những người ưu tiên hàng đầu. Không ai cho không ai cái gì, nghệ sỹ không thể “đắm chìm” trong đam mê mà quên mất mình đang phục vụ ai. Bất cứ nghề nào cũng vậy, đều phải có sự đánh đổi. Làm giáo viên thì phải “kìm chế” sự tức tối của những học sinh ngỗ nghịch để truyền tải được kiến thức cho học sinh. Làm bác sỹ thì phải luôn nhớ “lương y như từ mẫu” mỗi khi có một bệnh nhân khó tính, hay càu nhàu.

 

sontung4-1027-phunutoday.jpg/
 

Là người nghệ sỹ cũng vậy, phải luôn biết lắng nghe “lời khen” và “cái chê” của công chúng. Nếu như, bất cứ nghệ sỹ nào khi làm nghề cũng có tư tưởng “chỉ nên yêu nghề”, “yêu lời khen”, ghét tiếng chê hay “không thèm khán giả” thì có lẽ, sẽ chẳng biết mình có khiếm khuyết nào mà sửa chữa. Hay khi sai trái, lại chỉ biết “tâm sự với người lạ”, để rồi nốt nhạc mình hát sai cũng cho là hay, cách diễn của mình đơ cũng nghĩ là tuyệt, trang sách đầy những lời thô thiển cũng nghĩ đó là giáo dục.

 

55708910_2623622704318083_6160673623066542080_o.jpg/
 

Chính vì vậy, khi đã nhận mình là “nghệ sỹ” hay có tình yêu với nghệ thuật thì người đó buộc phải đánh đổi. Thậm chí, cái giá cho sự chú ý, ngưỡng mộ của công chúng còn “đắt” hơn cả những người bình thường gấp nhiều lần. Bởi vì, “Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được".

 

Nên hay không nên yêu “công chúng”?

 

Nếu như đã được khán giả nhận định bằng hai chữ “nghệ sỹ” thì công chúng không chỉ là khán giả nghe nhạc, xem phim hay đọc sách nữa mà là người sẵn sàng bỏ hàng giờ đồng hồ ra “khui hết chai nước này đến chai khác” để đổi được nắp chai đến buổi biểu diễn của bạn, là người sẵn sàng mua một chiếc điện thoại đắt tiền để tải nhạc của bạn,… Đó là những khán giả yêu mến nghệ sỹ ở mức “tầm trung”. Còn có những người yêu mến nghệ sỹ ở mức độ cao hơn đó là “người hâm mộ”. Đây chính là những người cùng khóc, cùng cười, cùng đồng hành với nghệ sỹ đó suốt cả tuổi trẻ của mình.

 

20180211101928-d638.jpg/
 

Có lẽ, một số nghệ sỹ không yêu công chúng vì không chịu được sự đả kích của dư luận khi mình phạm lỗi. Nhưng chẳng lẽ, đến người hâm mộ cũng không cần thì có lẽ, cũng không xứng đáng với hai danh xưng “nghệ sỹ”.

 

Theo như quan điểm của nhạc sỹ Tiên Cookie, cảm thấy việc nghệ sỹ Hàn "cứ phải cúi đầu xin lỗi" đến khán giả là điều vô lý. Nhưng mà cũng không vô lý lắm đâu, nếu như làm sai thì phải xin lỗi, đó là sự tôn trọng tối thiếu dành cho những người đã ủng hộ mình khi đã mắc lỗi. Đừng bảo là khán giả ở Hàn Quốc chưa tìm hiểu kỹ mà đã khiến Idol phải xin lỗi. "Lỗi" đầu tiên và lớn nhất ở đây là đã khiến cho công chúng mất đi niềm tin vào mình. Còn thật sự có mắc đến sai phạm đó hay không, thì chỉ người trong cuộc mới rõ! Nếu như không tôn trọng chính khán giả của mình, thì lấy ai tôn trọng chính bản thân mình? 

 

dap_dau.jpg/
Cúi đầu xin lỗi khán giả đã là gì, 1 Idol ở Nhật còn phải dập đầu xin lỗi vì đã bị phát hiện sử dụng ma túy đây này!

 

Tưởng tượng một ngày, nghệ sỹ không có công chúng chẳng khác nào giáo viên đứng trên bục giảng một mình dạy với bàn ghế, hay bác sỹ khám cho thú nhồi bông cả! Thiết nghĩ, nếu như mỗi ca sỹ, diễn viên hay thậm chí là cả nhạc sỹ, khi xác định hoạt động nghệ thuật thì phải nên biết tiền của mình kiếm ra để nuôi đam mê xuất phát từ đâu. Nếu như chỉ vì những lời dèm pha, công kích khi mắc lỗi mà nghệ sỹ chối bỏ đi khán giả của mình thì thật đáng tiếc cho hai tiếng “đam mê”. Bởi vì, mấy ai lại vì “cái tôi” mà chối bỏ đi những người bồi đắp cho “đam mê” của những người làm nghệ thuật? Cũng như chẳng ai cổ xúy cho một doanh nghiệp không coi khách hàng là thượng đế!

Minh Châu/Theo Văn Nghệ


Có thể bạn quan tâm