April 20, 2024, 10:26 am

Muốn phòng tránh ung thư thì phải ăn ngay những thực phẩm này!

Ung thư là một căn bệnh quái ác cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mỗi năm và số lượng người mắc phải càng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, chúng ta không cần phải tốn hàng triệu đồng để uống thuốc tẩm bổ mà có thể ngăn ngừa ung thư bằng những cách vô cùng đơn giản. Một trong số đó đến từ các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Những ngày vừa qua, thông tin của diễn viên Mai Phương và diễn viên gạo cội Lê Bình mắc bệnh ung thư phổi đã gây choáng váng không những trong showbiz Việt mà còn cho cả các khán giả yêu thích các nhân vật trên. Một người trẻ như Mai Phương cũng có thể mắc chứng ung thư quái ác này và độ tuổi bệnh nhân của ung thư càng ngày càng trẻ hóa hơn. Bênh cạnh ung thư phổi, có hàng trăm loại ung thư khác nhau với vô số độ tuổi có thể mắc phải. Hầu hết các bệnh này đều rất khó chữa trị và dễ gây tử vong với người mắc phải. 

 

photo-1-1502936999063-1502937033028-1503057175642-35-52-400-641-crop-1503057185612.jpg/
 

Ung thư là gì?

 

Ung thư (Cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính. Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Hiện nay, có hơn 100 loại ung thư khác nhau.

 

nhung-nguyen_nhan_hang-dau-gay-ung_thu.jpg/
 

Nguyên nhân ung thư:

 

Ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm: Các tác nhân sinh ung vật lý (như tia cực tím và bức xạ ion hóa); các tác nhân sinh ung hóa học (như a-mi-ăn, các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin và arsenic) và các tác nhân sinh ung sinh học, như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.

 

2-0817.jpg/
 

Một số dấu hiệu nhận biết ung thư:

 

Tình trạng mệt mỏi kéo dài, không hồi phục dù đã nghỉ ngơi đầy đủ là một dấu hiệu của ung thư có thể bị bỏ qua. Khi thấy triệu chứng này, bạn có thể thử đánh giá tình trạng của mình, có thể gần đây bạn ngủ không ngon hay thay một loại thuốc mới. Nếu tất cả đều bình thường mà xuất hiện dấu hiệu này, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay.


Nếu cơ thể bạn đột nhiên nổi lên các nốt ruồi lạ và kích cỡ của các nốt ruồi đó thay đổi theo thời gian thì rất có thể bạn đã bị ung thư. Khối u hắc tố ác tính là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, nhưng lại có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, ngay cả dưới móng tay và móng chân. Một vết thương hở không lành lại cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Do đó, bạn cần kiểm tra da thường xuyên. 

 

Nếu bạn đột nhiên giảm từ 5 kg trở lên mà không do cố ý, như ăn kiêng hay điều trị bệnh, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ. Đây là dấu hiệu thường diễn ra ở bệnh ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hay phổi. Các cục lồi cũng là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết ung thư vú, nhưng đó chưa phải dấu hiệu duy nhất. Sự thay đổi của da ở vùng ngực, như mẩn đỏ, ngứa, lõm xuống hay nhũ hoa đỏ và dày lên,... cũng có thể là dấu hiệu của ung thư.

 

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại một nhiễm khuẩn nào đó, cũng có thể là do tác dụng ngoại ý của một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân đang dùng. Không phải quá lo lắng, nhưng nếu sốt không thuyên giảm, không đáp ứng với các điều trị thông thường hoặc không rõ nguyên nhân... thì rất có nguy cơ bạn đã bị ung thư. Thông thường thì sốt là dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan sang một khu vực khác của cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu hay u bạch huyết.

 

Những loại thực phẩm là "kẻ thù" của ung thư:

 

muop_dang.jpg/
 

Mướp đắng được phong cho danh hiệu “mướp hạng nhất” từ nhà y học nổi tiếng Lý Thời Trân trong triều đại nhà Minh, là loại mướp ăn nhiều không bị ung thư. Trong dân gian mướp đắng nhận được 2 thái độ khác nhau, không ít người nói “tốt” nhưng cũng có người “không thèm đoái hoài” đến nó.

 

Tây y đã chứng minh, công hiệu chống ung thư của mướp đắng đến từ protein quinine, đây là một loại protein hoạt tính kích hoạt tế bào miễn dịch, sau đó “chuyển tay” giết chết tế bào ung thư hoặc các tế bào không bình thường khác thông qua tế bào miễn dịch. Trong hạt mướp đắng có một loại chất ức chế protease giúp ức chế tế bào ung thư bài tiết protease, từ đó ức chế tế bào ung thư chuyển dịch và xâm lấn lan sang các vùng khác.

 

bi-nog-1496614703912.jpg/
 

Ở một số nước, bí ngô được mệnh danh là “bí thần”, bởi vì nó vừa là lương thực, vừa là món ăn. Người Trung Quốc có thói quen sử dụng bí ngô trong ngày lễ cảm tạ để thế hiện lòng cảm ơn của người dân đối với bí ngô. Bí ngô giúp phòng ngừa béo phì, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Hàm lượng vitamin A trong bí ngô rất cao, cao đến mức người bình thường không thể tưởng tượng được. Ngoài ra, bí ngô giàu vitamin C, canxi và chất xơ, còn có thành phần tryptophan - P ức chế chất gây ra ung thư.

 

5_45794.jpg/
 

Nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, gừng có khả năng chống viêm, ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Hợp chất chính của gừng là zingiberene có chứa gingerols. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khi gừng tươi được sấy khô, các hợp chất mới đã được hình thành. Các hợp chất này không có trong gừng tươi, thậm chí chúng còn mạnh hơn gingerols, một trong số đó là hợp chất 6-shogaol có trong gừng khô. Cả 2 chất gingerols và shogaol đều là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.

 

photo1515134848809-1515134848809.jpg/
 

Các loại thực vật thuộc lớp allium trong đó có tỏi có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư bằng cách tạo ra sự thay đổi của chu kỳ tế bào. Điều này khiến cho tỏi hoạt động như chất dự phòng ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra tỏi rất có lợi cho sức khỏe của tim. Tỏi được cho là làm giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid máu. Nó cũng giảm giảm nguy cơ đột quỵ và giảm huyết áp. Nhờ chứa chất chống vi khuẩn tự nhiên nên tỏi cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày khoảng 12%.

 

khoai-lang-1496614917722.jpeg/
 

Khoai lang còn có tên khác là khoai ngọt, khoai trắng, được cho rằng là thực phẩm giúp giảm béo, nhuận tràng, đẩy trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ rất tốt. Ngoài ra khoai lang còn có công dụng phòng ngừa ung thư rất mạnh mẽ. Gần đây, một nhóm nghiên cứu phát hiện ra một loại chất dehydroepiandrosterone trong khoai lang có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng và ung thư tuyến vú. Trong cuộc sống thường ngày, người bị táo bón nên ăn nhiều khoai lang để giúp nhuận tràng, bài tiết phân thải ra ngoài cơ thể dễ dàng.

 

2_1996668.jpg/
 

Gấc được trồng rất nhiều ở Việt Nam và hầu hết chỉ được dùng để đồ xôi hay tạo màu thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người không biết đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng trong công tác phòng chống và ngăn ngừa ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hàm lượng chất chống ung thư lycopen trong gấc cao hơn trong cà chua gấp 70 lần. Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều các chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

 

Alex/ Theo Văn Nghệ


Có thể bạn quan tâm