May 9, 2025, 8:33 am

Đắm chìm trong không gian âm nhạc của Bùi Công Duy và bản Concerto cho violin của Mendelssohn

Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) sẽ giới thiệu đến khán giả buổi hoà nhạc 9 với Concerto cho Violin và Dàn nhạc của Mendelssohn cùng với nghệ sĩ độc tấu Bùi Công Duy.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Nghệ sĩ Bùi Công Duy được cho là một trong những nghệ sĩ violin giỏi nhất Việt Nam hiện nay, và tác phẩm Concerto cho violin và dàn nhạc của Mendelssohn cũng được cho là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất trên thế giới. Chính vì vậy, đây là đêm hoà nhạc rất đáng để thưởng thức. 

 

Buổi hoà nhạc được bắt đầu bằng overture Die Weihe des Hauses của Beethoven, và kết thúc sau giải lao bằng hai tổ khúc dàn nhạc từ L’Arlesienne của Bizet.

 

_MG_8794
 
_MG_9820
 

Die Weihe des Hauses có nghĩa là “ngôi nhà dâng hiến”, được viết bởi Beethoven vào năm 1822. Sau đó, tác phẩm này được biểu diễn vào năm 1824 như là tác phẩm mở đầu cho đêm công diễn của bản Giao hưởng số 9 của ông.

 

Overture của Beethoven bắt đầu nhẹ nhàng, sau đó chuyển sang phần kèn hoành tráng và kết thúc với hình thức phức điệu. Tác phẩm này được coi là ảnh hưởng của Handel, người mà Beethoven đã theo học. Phần phức điệu cuối tác phẩm sử dụng nhiều đối âm, là một kỹ thuật sáng tác sử dụng nhiều giai điệu chủ đề song hành, đối đáp lẫn nhau.

 

_MG_6434
 
_MG_6442
 

Tác phẩm này được gọi là “ngôi nhà dâng hiến” vì nó được viết để biểu diễn tại buổi ra mắt một nhà hát mới tại Vienna.

 

Concerto cho violin và dàn nhạc của Mendelssohn được công diễn lần đầu vào năm 1845. Mặc dù Mendelssohn đã không thể tự chỉ huy cho buổi diễn đó vì sức khoẻ, tác phẩm của ông ngay lập tức đã có được sự thành công và trở trở nên phổ biến khắp nơi. Đây là một trong những bản Concerto cho violin và dàn nhạc vĩ đại nhất của thể loại này.

 

_MG_9795
 

Giai điệu tuyệt đẹp và cũng phô diễn những kỹ thuật, ký xảo khó nhất của cây đàn violin chính là yếu tố khó quên của tác phẩm. Violin bắt vào ngay từ đầu tác phẩm– đó là một phá cách của cấu trúc truyền thống cổ điển, phần độc tấu thường được bắt đầu sau phần giới thiệu của dàn nhạc. Một phá cách nữa được tìm thấy trong tác phẩm này, là việc ko có ngừng nghỉ giữa chương II và chương cuối.

 

Nghệ sĩ Bùi Công Duy được biết đến trên trường quốc tế sau khi đoạt giải Nhất và Huy Chương Vàng tại cuộc thi Tchaikovsky dành cho nghệ sĩ trẻ lần thứ 3 năm 1997. Anh còn giành nhiều giải thưởng quốc tế khác bao gồm: Giải Nhất tại cuộc thi Violin quốc tế Zakhar Bron ở Novosibirsk, Nga (1995), Giải Nhất tại Cuộc thi Violin quốc tế Demidov ở Ekaterinburg, Nga (1993),… Nghệ sĩ Bùi Công Duy là thành viên ban giám khảo tại Cuộc thi quốc tế dành cho các nghệ sĩ trẻ mang tên Tchaikovsky lần thứ 8 ở Matxcơva năm 2014, Cuộc thi Violon quốc tế mang tên Demidov ở Ekaterinburg năm 2009. Bùi Công Duy đã phát triển sự nghiệp của mình trở thành một nghệ sĩ độc tấu và nhà sư phạm âm nhạc quốc tế.

 

18.3.2018
 
Bui
 

Anh từng biểu diễn với nhiều dàn nhạc trên thế giới: Ý, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Nga, Đan Mạch, Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản… và các dàn nhạc của Việt Nam. Hiện nay, Tiến sĩ Bùi Công Duy là Trưởng khoa Đàn dây tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh được phong danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú năm 2015.

 

Nhà soạn nhạc Georges Bizet được biết đến nhiều nhất với vở nhạc kịch Carmen (1875). Ba năm trước đó, năm 1872, ông đã sáng tác nhạc cho một vở kịch tên là L’Arlesienne (Cô gái thành Arles, thuộc miền Nam nước Pháp). Sau đó hai tổ khúc cho dàn nhạc rất thành công được chuyển soạn từ âm nhạc của vở kịch này.

 

Georges_bizet.jpg/
 

Hai tổ khúc này chỉ viết cho dàn nhạc – trong khi tác phẩm gốc có viết cho cả hợp xướng và đàn organ (harmonium). Tổ khúc thứ hai được hoàn tất sau khi Bizet qua đời, có sử dụng âm nhạc của Bizet, nhưng không có trong bản gốc.

 

Buổi hoà nhạc được chỉ huy bởi Nhạc trưởng người Ba Lan Wojciech Czepiel. Ông vừa chỉ huy buổi diễn tại TP.HCM vào ngày 2 tháng 6 vừa qua cùng HBSO trong chương trình “Đêm nhạc của các thiên tài âm nhạc Đức”.

 

Wojciech
 
Wojciech-Czepiel.jpg/
 

Buổi hòa nhạc khá phong phú và đa dạnh. Các nhà soạn nhạc đều đến từ thế kỷ 19, nhưng khác nhau hoàn toàn về tính cách và phong cách âm nhạc.

 

Giá vé từ 200,000đ đến 650,000đ, với giá vé đặc biệt dành cho sinh viên là 80,000đ. Buổi hoà nhạc 9 với Concerto cho Violin và Dàn nhạc của Mendelssohn cùng với nghệ sĩ độc tấu Bùi Công Duy sẽ diễn ra ngày 28/9/2019 lúc 20h tại Nhà hát Thành phố.

 

j
 

Xim La/Theo Văn Nghệ

 

 


Có thể bạn quan tâm