March 29, 2024, 8:51 am

5 kỹ năng bạn cần phải biết nếu không muốn bỏ mạng trong đám cháy!

Mới hôm qua đây thôi, vụ cháy chung cư ở Sài Gòn đã thật sự khiến chúng ta phải rùng mình và cảnh giác. Thực tế cho thấy, các nạn nhân trong vụ cháy đều tử vong do ngạt khí. Mặc dù các vụ diễn tập lẫn thông tin phòng cháy chữa cháy đã được phổ biến rất nhiều nhưng hiện nay có không ít người mơ hồ về điều này. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị cho mình ít nhất 5 kỹ năng quan trọng nhất để thoát thân và bảo toàn tính mạng trong một vụ hỏa hoạn.

 

      Có thể bạn quan tâm:

 

Tìm cách dập lửa càng nhanh càng tốt

 

Điều này quyết định đến 50% khả năng sống sót của bạn đấy. Nếu vào thời điểm đám cháy bùng phát mà không có lực lượng ứng cứu bạn phải tự mình làm điều đó thôi. Dùng tất cả mọi nguồn nước sẵn có cũng như các vật dụng khác như vòi nước, thau, xô, chậu... mở nước khắp nơi để làm ướt sàn nhà. Dùng các tấm vải lớn thấm thật đẫm nước và phủ lên các đám cháy nếu đó là đám cháy không quá lớn. Bạn cũng nên trang bị các loại bình xịt mini, dễ sử dụng và đa năng để di chuyển trong đám cháy được dễ dàng hơn. Cũng có thể trang bị một quả bóng chữa cháy vì chúng giúp khắc phục một đám cháy cỡ vừa chỉ trong tích tắc. Nếu có thể, hãy tắt các thiết bị điện để tránh gây cháy nổ.

 

123
Những dụng cụ chữa cháy không bao giờ là thừa cả 

 

Cúi người sát nền nhà để tránh hít khói độc

 

Chúng ta đều nghĩ nguyên nhân dẫn đến tử vong trong đám cháy là do ngọn lửa, tuy nhiên thực tế thì phần lớn nguyên nhân tử vong trong hỏa hoạn gây ra là do nhiễm khí độc, khói (80% số trường hợp tử vong trong 12h đầu). Vì vậy, trong các vụ cháy, nạn nhân chết nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn làm cho ngộ độc ập đến nhanh, nạn nhân ngã quỵ nhanh. Vì thế, trong một vụ hỏa hoạn bạn cần lưu ý cả hai yếu tố lửa và khói đấy nhé!

 

Bò_thấp_người.jpg/
Bò thấp người hạn chế hít phải khí độc 

 

Nếu trong một đám cháy có quá nhiều khói, đầu tiên phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài. Khói nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên cao, tạo một khoảng không bên dưới. Bạn càng cúi sát người thì nguy cơ hít phải khói độc càng thấp. Nếu có thể, hãy ra chỗ thoáng có ban công để không khí được lưu thông trung hoà khí độc. Nếu đang trong phòng kín, hãy dùng các mảnh vải như chăn, màn, khăn... thấm nước và bịt hết các khe hở để hạn chế khói bay vào. Nếu nhà có sân thượng thì đây cũng là một địa điểm thoát thân hoàn hảo.

 

thoat-hiem-chay.jpg/
 

Thấm càng nhiều vải ướt càng tốt

 

Dĩ nhiên, trong một vụ hỏa hoạn thì ngọn lửa chính là yếu tố hủy diệt. Sức nóng của lửa ngoài việc gây bỏng còn khiến bạn bị sốc nhiệt và ngất tại chỗ. Các chuyên gia kỹ năng sinh tồn luôn khuyên bạn, trong một đám cháy nếu bạn đang đợi lực lượng ứng cứu thì hãy cố thủ trong nhà tắm. Lúc này, hãy mở tất cả các vòi nước càng mạnh càng tốt để nước chảy khắp nơi, ngăn ngọn lửa đến gần. 

 

chong-nhiem-khoi-30849.jpg/
 
photo-1-15217995954071639379820.jpg/
Thấm vải ướt che người và bịt mũi, miệng tránh ngộ độc khói 

 

Chuẩn bị sẵn nhiểu tấm vải lớn và thấm thật đấm nước rồi phủ lên người nếu ngọn lửa đang tiến quá gần. Trong trường hợp, cần phải thoát thân thì bạn phủ nhiều lớp vải thấm nước lên người càng tốt. Che kín vùng đầu, ngực và các phần dễ tổn thương khác bằng vải ướt và phóng thật nhanh ra nơi có hướng thoát hiểm. Lưu ý, hãy dùng một chiếc khăn ướt che phần mũi và miệng để không phải hít khói độc nhé!

 

Tìm đường thoát hiểm

 

Sau tất cả các biện pháp tại chỗ thì điều này là quan trọng nhất để bạn có thể bảo toàn tính mạng đến nơi an toàn. Trước khi thoát ra ngoài, bạn phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa, tay nắm cửa. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Còn thấy cửa rất nóng đồng nghĩa với việc ngọn lửa bên ngoài đang bùng phát dữ dội đấy, hãy mau tìm đường khác thoát thân nhé!

 

thoat-hiem-khi-chay-nha-chung-cu5.jpg/
Đi theo chỉ dẫn này để đến lối thoát hiểm gần nhất  

 

Trong trường hợp cửa chính bị bít chặt do ngọn lửa, bạn hãy ra ban công và phá cửa sổ. Dùng các loại dây chắc chắn hoặc các tấm chăn để bện lại làm dây thoát hiểm và đu ra ngoài hoặc xuống ban công gần nhất để tìm đường khác thoát thân. Bạn cần tránh những khu vực trú ẩn gần bình ga, tủ lạnh, ti vi, máy lạnh... vì chúng có thể phát nổ bất cứ lúc nào đấy.

 

ky-nang-dam-chay-11.png/
 

Nếu chẳng may quần áo trên người bị cháy, đừng hoảng loạn, chỉ cần nằm xuống nền hoặc khu vực an toàn và lăn nhiều vòng để ngọn lửa bị dập tắt. Ngay sau đó, hãy nhanh chóng thay bộ quần áo hoặc đắp một tắm chăn mát lên người để làm dịu nhiệt độ, tránh gây phỏng nặng.

 

Trước khi thoát ra ngoài, bạn phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa, tay nắm cửa. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy lửa và khói phía ngoài thì phải đóng lại ngay lập tức, đồng thời chèn kỹ cửa để ngăn khói lửa xâm nhập vào phòng, sau đó tìm lối thoát hiểm khác. Hãy đứng ra nơi thông thoáng và dùng mọi sự chú ý như tiếng la hét, tiếng còi, đèn pin, vải trắng... để các đơn vị chức năng nhận diện được bạn.

 

chay-3-5001-1521747471_600x0.jpg/
Đứng ở nơi thông thoáng và dễ nhìn thấy để các lực lượng chức năng dễ dàng cứu sống bạn 

 

Bình tĩnh tự trấn an mình

 

Ở mỗi công trình dân cư hay công cộng đều có một mũi tên màu xanh lá cây, đó là ký hiệu của lối thoát hiểm. Bạn hãy đi theo chỉ dẫn của mũi tên để đến được nơi an toàn. Tuyệt đối không di chuyển bằng thang máy vì ngọn lửa có thể đốt cháy buồng thang, khiến bạn bị bỏng và chết cháy trong thang. Dùng các vật dụng cứng như búa hoặc gậy phá cửa, tránh dùng bằng tay để hạn chế tối đa phần cơ thể tiếp xúc với ngọn lửa. Nếu thấy khói và lửa bao trùm hành hang, bạn hãy dùng cầu thang bộ hoặc cầu thang thoát hiểm và chạy thật nhanh về hướng thông thoáng như sân thượng hoặc sảnh chính.

 

20151012113523-2
Tuyệt đối không dùng thang máy để thoát hiểm trong đám cháy 

 

thoat-hiem-khi-chay-nha-chung-cu5
Ký hiệu của lối thoát hiểm 

 

Trong mọi sự cố, cần bình tĩnh tối đa, tránh hoảng loạn vì điều đó càng khiến bạn không tỉnh táo, dẫn đến những quyết định sai lầm chết người.

 

Vương Huy Khôi/ Theo Văn Nghệ


Có thể bạn quan tâm