Play video

Quảng cáo văn hóa, con người và phong cảnh đất nước thông qua phim ảnh không phải là một điều mới mẻ. Thế nhưng, Việt Nam chỉ mới bắt đầu với những phương thức trị giá hàng triệu đồng…







hư thông tin đang gây sốt những ngày gần đây, cùng với điện ảnh Việt Nam, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có mặt tại không gian Cannes năm 2017 để gửi đến bạn bè, du khách và đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược quốc tế thông điệp về điểm đến “hấp dẫn, thân thiện và an toàn”.

Trong buổi họp báo diễn ra hồi 9/5, theo tiết lộ của chính nhà tài trợ là Công ty TNHH Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ- Xây dựng LYNK (do bà Lý Nhã Kỳ - nguyên đại sứ du lịch Việt Nam năm 2011- Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty), họ đã bỏ ra đến 1 triệu Euro để có thể để ba bảng quảng cáo ngay vị trí thuận lợi nhất tại Liên hoan phim.

Ngoài hàng loạt tiết lộ thật lòng làm giới truyền thông lẫn công chúng ngưỡng mộ, thì ai nấy cũng ít nhiều suy ngẫm về những chia sẻ đầy tâm huyết của nam nghệ sĩ Quyền Linh. Biết được Lý Nhã Kỳ và đại diện Cục điện ảnh cũng như Sở du lịch rất chú trọng đến việc công bố đất nước tại quốc tế, anh đã không ngần ngại đưa ra sự so sánh và nói về về cách tự quảng bá đầy sáng tạo lẫn cực kỳ bài bản của ngành phim ảnh Hàn Quốc.

Đây không hề là một sự đề cập khập khiễng, bởi Việt Nam có tài nguyên không hề thua kém xứ kim chi, thứ mà chúng ta thiếu có lẽ là sự chậm trễ và bởi thường dám nghĩ mà chưa dám làm mà thôi...

ếu nhắc về việc quảng bá quốc gia thông qua phim ảnh của Hàn Quốc, có thể khẳng định là một trong những tác phẩm đi tiên phong chính là bộ tứ “Chuyện tình bốn mùa” của đạo diễn Yoon Seok Ho.

Dù thành công hay thất bại, hoặc là bệ phóng hay nỗi xấu hổ của dàn diễn viên, thì các khung cảnh lãng mạn nên thơ trong Trái tim mùa thu (2010), Bản tình ca mùa đông (2002), Hương mùa hè (2003) và Điệu Walts mùa xuân (2006) đều trở thành điểm đến lý tưởng của hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới lúc bấy giờ.

Thậm chí đến tận ngày nay, người hâm mộ truyền hình đất nước củ sâm cũng thường xuyên đến thăm những địa danh trong phim để hòa mình vào các nhân vật huyền thoại một thời.

Bởi vì cô gái nào mà không muốn trở thành Jung Yoo Jin (Choi Ji Woo) e thẹn ngồi sau lưng bạn trai trên chiếc xe đạp đi dưới hàng cây mát mẻ trên đảo Nami, đứng giữa đường Chuncheon Myeongdong tấp nập – nơi Yoo Jin và Kang Jun Sang (Bae Yong Joon) hẹn gặp đón Năm mới thời học trò.

So với đảo Jeju, đảo Nami – một trong các bối cảnh của Bản tình ca mùa đông rất ít được biết đến, nhưng nhờ bộ phim, nơi đây tỏ ra không hề thua kém trong việc đóng góp vào ngân sách chính phủ nhờ ngành công nghiệp không khói.

Bên cạnh đó, Vườn trà Boseong, Công viên quốc gia Deogyusan hay Resort Muju đều được xếp vào danh sách điểm cần đến của hầu hết khách du lịch khi đến Hàn Quốc chỉ khi được lên sóng cùng phim Hương mùa hè.



…đến khung cảnh chiến tranh bi tráng của Hậu duệ mặt trời

Mang nội dung khắc họa tình yêu, tình đồng đội và lòng hướng về Tổ quốc trên nền chiến tranh bi tráng tại đất nước giả thưởng, thế mà các nhà làm phim Hàn Quốc đã rất khéo léo lồng vào “hơi thở” của quê hương mình giữa hàng loạt quan cảnh tại nước ngoài.

Để tạo nên một quốc gia Uruk chỉ có trong Hậu duệ mặt trời - nơi mà Đại úy Yoo Shi Jin (Song Joong Ki) và cô bác sĩ đáng yêu Kang Mo Yeon (Song Hye Kyo) tái hợp, đoàn làm phim đã kết hợp xen kẽ giữa ngoại cảnh ở Hy Lạp và mỏ than cũ thuộc thành phố Taebaek, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) – địa điểm chỉ cách thành phố Seoul 3 tiếng đồng hồ di chuyển.

Rồi dù chỉ lên phim một cách không chính thức, nhưng Taebaek bỗng thu hút nườm nượp du khách. Tận dụng thời cơ, nhà chức trách đã đổ thêm hàng trăm triệu won ầu tư thêm các dịch vụ ăn uống vui chơi để đáp ứng nhu cầu cao từ khách hàng.

Lượng người đến thành phố trên không hề suy giảm dù chop him đã kết thúc phát sóng hơn 1 năm trời. Lý do vì sao ư? Vì tới đây, ai nấy cũng có thể trở thành một Yoo Shi Jin hay Kang Mo Yeon thứ hai, bởi họ sẽ được diện trang phục y tế, quân nhân cùng phụ kiện mũ chống đạn, thắt lưng đạn dược…và đi giữa một không gian có cả xe tải quân đội và trực thăng.

Có thể nói, Hậu duệ mặt trời là cuộc cách mạng lớn của Taebaek. Khi phim đã tận dụng một mỏ than bỏ hoang từ năm 2008 rồi biến nó thành khu du lịch – mỏ vàng chính của cả thành phố một mà không phải quảng cáo rầm rộ gì.

Đó là chưa nói đến các phương tiện vận tải quân sự quy mô lớn cùng máy bay trực thăng trong Hậu duệ mặt trời đều là “hàng chính chủ” từ trụ sở quân đội Hàn Quốc. Sự hậu thuẫn lớn từ chính quyền xứ kim chi là một bài học khá tốt cho Việt Nam…

Không riêng gì Taebaek mà Zakynthos, thuộc quần đảo Ionian (Hy Lạp) cũng hot sau khi bom tấn màn ảnh nhỏ phát sóng. Bãi biển Navagio của Zakynthos nổi tiếng nhờ một con thuyền hùng vĩ mắc cạn vào năm 1980 luôn được xếp vào danh sách kỳ quan nổi bật của thế giới. Thế nhưng, nó bỗng đứng đầu công cụ tìm kiếm tại các trang du lịch khi Song Joong Ki và Song Hye Kyo hẹn hò tại đó.

Quảng cáo đất nước qua phim ảnh - việc chỉ “nên làm” thành “bắt buộc phải thực hiện”

Với thành công của Hậu duệ mặt trời, việc quảng cáo hình ảnh dân tộc thông qua màn ảnh không còn là điều nên chèn vào mà trở thành công việc hiển nhiên. Các tác phẩm sau bom tấn đài KBS mà đáng nói nhất là Goblin làm rất tốt nhiệm vụ này.

Khu vực bờ biển Jumunjin thuộc thị trấn nằm phía Đông Bắc thành phố Gangeung đón nhận đợt đổ xô lớn từ khách trong lẫn ngoài nước.

Khoảnh khắc ấn tượng giữa đôi diễn viên chính giữa khung cảnh biển cả bao la trong tiếng sóng xô bờ đá kích thích bao cặp tình nhân đến đây. Nhờ đó, người dân tại trấn này cũng “ăn nên làm ra” nhờ dịch vụ ăn theo như cung cấp hoa dại, khăn choàng, ô dù…cho du khách để họ “cosplay” thành “Yêu tinh” Gong Yoo và “Cô dâu” Kim Go Eun.

Giống Hậu duệ mặt trời, đoàn làm phim Goblin cũng cố gắng đem những gì được cho là của nước ngoài “mang về” đất nước mình. Điển hình như nhà hàng Canada mà trong phim miêu tả, thật ra lại nằm ở Paju, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc). Ngoài đời, đây là một quá cà phê sang trọng có thiết kế như viện bảo tang Luân Đôn (Anh). Và giờ thì nơi đây đang là “hot place” của xứ kim chi.

Nhưng Hàn Quốc đôi khi cũng mắc phải sai lầm đáng tiếc

Khi bộ phim xác sống đầu tiên của Hàn Quốc – Train to Busan thành công rực rỡ cũng là lúc và Ủy ban phim ảnh Busan tiếc nuối tột độ do không giữ lại trường quay của tác phẩm.

Phim trường đằng sau hàng loạt phân cảnh đầy ghê rợn trong toa tàu bị zombie tấn công, được dựng ở khu phức hợp phim ảnh Busan và có chi phí hơn 200 triệu won.

Số tiền dựng nên khung cảnh cao đồng nghĩa với với kinh phí duy trì cũng đắt đỏ không kém, và thế là nhà chức trách đã quyết định di dời đi đoàn tàu – địa điểm quay chủ yếu của tác phẩm sang một cảng du thuyền gần đó.

Lần cuối cùng người ta còn nghe thấy về việc này là sự hối hận lớn từ đại diện Ủy ban phim ảnh Busan cùng lời hứa hẹn khai thác lại trường quay này để phục vụ cho khách tham quan.

iệt Nam vẫn đang chập chững tập làm quen với công cuộc quảng bá chính mình qua phim ảnh. Trước đó, nhà làm phim nước ngoài đã từng nhiều lần đến đất nước chữ S ghi hình như Người Mỹ thầm lặng, L’amant (Người tình), Đông Dương…nhưng không có tác phẩm nào gây chú ý lớn như Kong: skull island.

Và cũng từ siêu phẩm này, thế giới mới được chứng kiến cảnh quan hùng vĩ, tuyệt đẹp và hoang sơ của Ninh Bình, Quảng Bình và Hạ Long.

Kong: skull island công chiếu cũng là lúc các gói du lịch đến phim trường phim nở rộ. Không chỉ hướng đến các nơi xuất hiện trên phim, những nhà quản lý tour đã khéo léo chèn vào các địa điểm nổi tiếng của Việt Nam nhưng chưa có cơ hội được lên hình như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tráng lệ.

Tháng 4 vừa qua, chính quyền cũng tranh thủ phục dựng lại làng thổ dân trong phim cạnh khu danh thắng Tràng An. Khoảng 40 chiếc lều hình chóp bằng tre nứa giống như trong phim được tái hiện lại cùng vài chiếc tàu chiến của đoàn thám hiểm của tác phẩm. Hiện khu phim trường Kong: skull island này vẫn đang lôi kéo nườm nượp khách tham quan và lưu lại kỷ niệm.

Xét về các phim trong nước có tầm quảng bá du lịch thì gần đây nhất có thể kể đến là Sài Gòn, anh yêu em. Những mẩu chuyện tình yêu lãng mạn hay xoay quanh tình cảm phụ tử, mẫu tử, vợ chồng và bạn bè trên nền phong cảnh thành phố mang tên Bác được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Từng góc hẻm nhỏ với tiếng rao quá đỗi quen thuộc hay khoảnh khắc Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, bến Bạch Đằng… sừng sững nhưng đầy nên thơ trên màn ảnh rộng làm cả người tại đây cũng phải mê đắm.

Tuy nhiên, “hương vị” Sài Gòn được truyền tải nhiều nhất có lẽ là trong tình tiết về Bộ môn ca cải lương. Cách hai nhân vật ông Ba (NSƯT Thanh Nam) và bà Sáu (NSND Ngọc Giàu) đầy đam mê với lĩnh vực nghệ thuật nhân gian này phần nào giúp giới trẻ hiểu hơn về tinh hoa đất nước.





Có thể nói, "Sài Gòn, anh yêu em" là một bước đệm tốt để Sở du lịch TP.HCM mạnh dạn cho hình ảnh thành phố vươn ra biển lớn, với mong mỏi đưa Hòn ngọc Viễn Đông trở lại thời kỳ huy hoàng khi xưa. Bảng pano tại Liên hoan phim Cannes 2017 có kích thước 21m x 3m mang cả tâm tình, nguyện vọng và ước mơ to lớn của mọi người quảng bá Sài thành nói riêng và Việt Nam nói chung rộng rãi tại quốc tế.